Tìm hiểu: Bệnh ho mãn tính là gì? Chữa trị như thế nào?

Cẩm nang | by Thông Khí Khang

Bệnh ho mãn tính là căn bệnh thường gặp, có thể do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy ho mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Cùng các chuyên gia của Thongkhikhang tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Bệnh ho mãn tính là gì?

Bệnh ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần (ở người lớn) và trên 4 tuần (ở trẻ em). Ho mãn tính có thể đi kèm với các triệu chứng: ngạt mũi, chảy mũi, đau rát cổ họng, khàn tiếng, thở khò khè, đôi khi còn ho ra máu (với những trường hợp bệnh nặng)…

Nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính

Bệnh ho mãn tính có nguy hiểm không cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh.

– Một số nguyên nhân thông thường gây bệnh ho mãn tính như: hút thuốc lá, dị ứng, do môi trường làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi… Trường hợp này chỉ cần giảm thiểu những yếu tố nguy cơ, tránh xa các tác nhân gây bệnh thì tình trạng sẽ sớm được kiểm soát.

Bên cạnh đó, bệnh ho mãn tính cũng có thể do một số bệnh lý như:

– Hen suyễn: Ho cũng là một trong những biểu hiện của bệnh hen suyễn, thường xuất hiện theo mùa, sau khi nhiễm trùng đường hô hấp hoặc thời tiết thay đổi.

– Trào ngược dạ dày: Xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, các kích thích liên tục dẫn đến ho mãn tính. Ho càng nặng thì bệnh trào ngược dạ dày càng nghiêm trọng hơn.

– Viêm phế quản mãn tính: gây ra ho, khạc có đờm. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở những người đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc.

– Nhiễm trùng: Tình trạng ho có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác của viêm phổi, cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp biến mất.

Đối với bệnh ho mãn tính do các bệnh lý nêu trên gây ra thì cần chữa trị dứt điểm bệnh, tình trạng ho sẽ được cải thiện.

Chữa trị bệnh ho mãn tính như thế nào?

Bệnh ho mãn tính nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, gãy xương sườn, ngất, thậm chí ho ra máu…. Vì vậy, khi tình trạng ho kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính như: Chụp X-quang phổi.

  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Đo chức năng phổi.
  • Xét nghiệm đờm.
  • Tiến hành nội soi.

Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thích hợp. Một số loại thuốc thường dùng để trị bệnh ho mãn tính như:

  • Thuốc kháng histamin, glucocorticoids và thuốc thông mũi.
  • Glucocorticoid và thuốc giãn phế quản, giúp giảm viêm và giãn đường hô hấp (phế quản).
  • Thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm (nếu tác nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn).
  • Thuốc kháng tiết acid/
  • Thuốc giảm ho (được kê trong trường hợp chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh).

Ngoài ra, để chữa bệnh ho mãn tính, người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Đồng thời tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá….
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Dùng kẹo ngậm hoặc viên ngậm ho, giảm viêm, kích ứng, ngứa rát trong cổ họng.
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh như: khói thuốc, bụi bẩn, ô nhiễm…

Trường hợp bệnh ho mãn tính kéo dài kèm các biểu hiện sốt cao, đau ngực, khó thở, giảm cân, ho ra máu…. cần gặp bác sĩ ngay.

Bài viết liên quan