Tìm hiểu bệnh ho do viêm phế quản và 5 cách chữa không cần dùng thuốc

Cẩm nang | by Thông Khí Khang

Ho do viêm phế quản hay còn gọi là bệnh ho phế quản. Người bệnh có thể ho dai dẳng, có đờm, ho khan khiến cho đời sống đảo lộn, chất lượng cuộc sống giảm sút. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra chứng bệnh phổ biến này cũng như cách chữa trị không cần dùng thuốc hiệu quả tại nhà.

Ho là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là một chứng bệnh rất phổ biến đặc biệt là đối tượng lớn tuổi và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Biểu hiện ra bên ngoài là ho, có đờm (xanh, trắng), ho dai kéo dài. Viêm phế quản có 2 dạng là mạn tính và cấp tính.

  • Ở thể cấp tính: Ngoài ho, có đờm xanh lục hoặc trắng, tức ngực, khó thở, thở khò khè, có thể sốt nhẹ hoặc ớn lạnh. Bệnh sẽ chấm dứt nhanh chóng khi sử dụng thuốc kháng sinh và trong thời gian ngăn điều trị.
  • Ở thể mạn tính: Các cơn ho kéo dài thường xuyên, nhất là về đêm, có kèm theo đờm. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng thậm chí là quanh năm.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh ho phế quản

Nguyên nhân dẫn tới bệnh ho phế quản là những tác nhân ảnh hưởng tới niêm mạc đường thở như:

  • Do vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích: Như hóa chất, khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, lạnh…
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Xuất hiện sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Thông thường người bệnh sẽ bị bệnh ho phế quản cấp tính.
  • Trào ngược dạ dày: Người bệnh hay bị nóng, kích thích cổ họng và lâu dần phát triển thành viêm phế quản.

Khói bụi, ô nhiễm là một trong những tác nhân gây ra ho phế quản

Tại sao bệnh ho do viêm phế quản chữa mãi không khỏi?

Rất nhiều người hỏi tại sao bệnh ho do viêm phế quản chữa mãi không khỏi? Thậm chí khỏi rồi nhưng rất hay bị tái phát. Lý do là ở quá trình tái cấu trúc, xơ hóa đường thở.

Niêm mạc đường thở bị tác động bởi những tác nhân gây kích thích như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm… Khi chưa biểu hiện ra ngoài là ho thì quá trình viêm đã diễn ra.

Theo phản xạ của cơ thể quá trình tăng sinh, tái cấu trúc của các tế bào niêm mạc đường thở diễn ra, dần bị phì đại và xơ hóa, sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị phá hủy, sự co giãn kém dần đi dẫn tới chức năng đường thở bị suy giảm nghiêm trọng, khả năng tái phát nhiều lần.

Đây là một vòng bệnh lý luẩn quẩn, biểu hiện ra ngoài là ho ngày càng nặng hơn. Chính vì thế các triệu chứng của bệnh ho do viêm phế quản chữa mãi không khói, nhất là khi liên tục sống trong môi trường nhiều chất kích thích như thuốc lá, khói bụi…

Bệnh ho phế quản chữa trị thế nào?

Chữa ho phế quản bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt

Nếu là ho do viêm phế quản cấp tính thì có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn. Nhưng nếu là bệnh ho phế quản mạn tính thì khả năng khỏi hẳn là không cao, người bệnh chỉ có thể được phục hồi bởi cách điều chỉnh y tế, thay đổi lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

  • Đi khám bác sĩ nếu như ho kéo dài hơn 2 tuần. Các bác sĩ sẽ cho thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.
  • Tạo độ ẩm trong phòng, vệ sinh sạch sẽ giường chiếu, quạt, điều hòa…
  • Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Ngoài ra, nếu gần nơi sinh sống bị ô nhiễm thì nên bịt khẩu trang khi ra ngoài. Theo thống kê, những người sống trong khu vực nội thành có nguy cơ mắc bệnh ho phế quản cao gấp 2,9 lần so với khu ngoại thành.
  • Không tiếp xúc các loại thú cưng nhiều lông như chó, mèo…
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ.
  • Thường xuyên uống nước.

5 Cách chữa bệnh ho phế quản theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả

Để giảm các triệu chứng ho do viêm phế quản, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Mật ong: Vừa có tác dụng làm dịu cổ họng, kháng vi rút, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Uống một cốc nước ấm có pha thêm một vài giọt chanh và mật ong sẽ cải thiện đáng kể bệnh ho phế quản.

Mật ong chữa ho phế quản

  • Tỏi có chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Đây là phương pháp rẻ tiền để cải thiện các vấn đề ho do viêm phế quản. Chỉ cần lấy 3 tép tỏi đun với nước uống trước khi đi ngủ các cơn ho sẽ nhanh chóng chấm dứt.
  • Gừng: Có tác dụng làm ấm cổ họng, chống viêm, giảm sưng rát. Cách chữa bệnh ho phế quản bằng gừng là trộn 1/2 thìa gừng với quế và đinh hương, đổ nước nóng vào, khuấy đều. Chỉ vài ngày áp dụng là các triệu chứng ho sẽ cải thiện.
  • Nghệ có chất curcumin chống oxy hóa, có khả năng điều trị ho do viêm phế quản. Ngoài ra, nghệ cũng có tác dụng long đờm. Chỉ cần đun sôi 1 thìa bột nghệ với 1 lý sữa, uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Hành tây: Sử dụng nước ép hành tây trước khi ăn vào mỗi buổi sáng sẽ ngăn chặn sự tích tụ cả chất nhầy trong đường hô hấp, từ đó chấm dứt các cơn ho một cách nhanh chóng.

Hy vọng, đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về bệnh ho phế quản cũng như cách điều trị bệnh. Hãy để lại thông tin trong phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

Bài viết liên quan