Hiểu đúng về bệnh viêm phế quản và hen phế quản
Cẩm nang | by
Vì có nhiều triệu chứng khá giống nhau mà rất nhiều người lầm tưởng rằng bệnh viêm phế quản và hen phế quản là bệnh giống nhau. Thực chất, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Cùng theo dõi bài phân tích của Thongkhikhang để tìm hiểu chi tiết hai bệnh lý này, đặc biệt là bệnh lý viêm phế quản hen nhé!
Phân biệt hai bệnh viêm phế quản và hen phế quản
Về cơ bản, viêm phế quản và hen suyễn có điểm chung nhất định nhưng có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.
Điểm giống nhau
Nhìn chung, bệnh lý viêm phế quản và hen suyễn chủ yếu do tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến các ống phế quản, dẫn đến bị viêm, đường dẫn khí bị co lại khiến người bệnh đều có những triệu chứng như khò khè, khó thở, tức ngực.
Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị tích cực có thể biến chứng thành bệnh viêm phế quản hen suyễn dần chuyển sang bệnh hen suyễn hoàn toàn. Do đó mà người bệnh cần chủ động phân biệt dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Điểm khác nhau
Những tiêu chí sau đây sẽ cho thấy bệnh viêm phế quản và hen phế quản có nhiều điểm khác nhau.
Tiêu chí | Viêm phế quản | Hen phế quản |
Nguyên nhân | Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn và virus gây nên. Bệnh lý này còn xuất hiện nhiều ở những người thường xuyên sử dụng thuốc lá. | Hen phế quản là bệnh lý mãn tính của đường thở. Người bị bệnh hen suyễn thường có dấu hiệu tắc đường hô hấp và tình trạng bệnh thường tái phát nhiều lần. |
Triệu chứng | Bệnh nhân viêm phế quản cấp thường có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, có thể có hoặc không có đờm.
Với những người bị viêm phế quản mãn tính thường có biểu hiện ho có đờm và |
Với bệnh viêm phế quản hen suyễn, bệnh nhân sẽ không có những triệu chứng như viêm phế quản. Thay vào đó, những đợt cấp của bệnh hen phế quản có thể do viêm phế quản gây nên vì không được điều trị tích cực. |
Điều trị | Bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh với những người bị viêm phế quản cấp.
Trường hợp viêm phế quản mãn tính cần được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. |
Với bệnh hen phế quản, người bệnh cần điều trị tập trung bằng cách giảm tần suất của các cơn hen và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, co thắt ở đường hô hấp. Đồng thời cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng đột ngột. |
Bệnh có thể khỏi không? | Thông thường, viêm phế quản chỉ diễn ra dưới các đợt cấp và sau từ 5 – 10 ngày bệnh nhân có thể khỏi bệnh. | Vì bệnh hen suyễn là bệnh lý mãn tính do đó, bệnh nhân mắc bệnh lý này sẽ phải chung sống cả đời cùng với những triệu chứng bệnh. |
Biến chứng | Bệnh viêm phế quản cấp có thể biến chứng thành viêm phế quản mãn tính.
Với những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng thành viêm phế quản thể hen. |
Bệnh hen phế quản có thể đe dọa tính mạng nếu như những đợt cấp tái phát mà không được cấp cứu kịp thời. |
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Có thể khẳng định, bệnh viêm phế quản và hen phế quản đều là bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan. Do đó, khi chớm có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.

Ngoài ra, khi được kết luận tình trạng bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên tham khảo những thực phẩm nên và không nên khi có dấu hiệu bệnh tại: https://thongkhikhang.com/tri-viem-phe-quan-nen-va-kieng-an-gi/
Trên đây là những chia sẻ mà các chuyên gia Thongkhikhang.com muốn gửi đến bạn đọc về bệnh viêm phế quản và hen phế quản. Hy vọng những phân tích này sẽ giúp các bạn hiểu đúng về hai bệnh lý này. Đừng quên cập nhật những bài viết mới để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!