Khô đa khớp và những điều bạn cần biết

Cẩm nang | by Thông Khí Khang

Khô đa khớp là gì?

Trong thời gian gần đây các con số thống kê về khô đa khớp đang tăng lên chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân và biểu hiện bệnh như thế nào? Đối tượng nào dễ mắc phải căn bệnh này nhất? Hãy xem ngay bài viết sau để có những hiểu biết chính xác hơn về hiện tượng này nhé!

Theo các chuyên gia cho biết, hiện tượng khô các khớp xương là tình trạng khớp không thể điều tiết hoặc điều tiết rất ít dịch nhờn để bôi trơn đầu khớp. Khiến đầu khớp khô và vận động khó khăn, khi vận động các đầu sụn va chạm gây ra tiếng động lục cục hoặc lạo xạo.

Khô đa khớp là tình trạng bị đau nhiều khớp cùng một lúc, không chỉ đau tại một vị trí cố định.

Nguyên nhân gây khô đa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng khô đa khớp được hình thành bởi 3 nguyên nhân chính sau:

  • Tổn thương sụn: trong quá trình vận động hằng ngày bị chấn thương nếu không điều trị kịp thời thì lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa và khô khớp.
  • Lão hóa: khi khớp xương không còn được lớp sụn bảo vệ trong quá trình vận động sẽ bị cọ sát vào nhau khiếp khớp bạn bị khô.
  • Giảm tiết dịch khớp: ổ khớp không được cung cấp đủ chất nhờn để vận hành trơn tru thì sẽ dẫn tới tình trạng khô khớp và lâu dần làm thoái hóa khớp.

Nguyên nhân gây khô đa khớp chủ yếu là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể

Biểu hiện của khô đa khớp

  • Khi di chuyển các khớp phát ra âm thanh bất thường: tiếng lục khục, lạo xạo của các đầu sụn va chạm nhau. Lúc mới bắt đầu âm thanh này khá nhỏ và tăng dần theo mức độ khô khớp.
  • Đau khi vận động: hiện tượng này xuất hiện khi xương của bạn đã bắt đầu thoái hóa và bắt đầu mọc gai. Ban đầu cơn đau sẽ nhẹ và thưa thớt, bắt đầu tăng dần khi tình trạng khô khớp càng nặng.
  • Cứng khớp: khi co duỗi chân bạn cảm thấy khó khăn, cứng khớp do sự lắng đọng canxi và thoái hóa.
  • Khi di chuyển nhanh mỏi và chân yếu dần: khi tình trạng khô đa khớp đã nặng khi cơ chân sẽ yếu dần và có nguy cơ teo chân hoặc bại liệt.
  • Khớp sưng đau: đây là biểu hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khớp gối sưng đỏ và bệnh nhân có thể sốt nhẹ.

Những đối tượng nào dễ mắc khô đa khớp

Theo các bác sĩ về xương khớp cho biết các nhóm đối tượng sau dễ mắc khô đa khớp:

  • Người cao tuổi: khi tuổi càng cao tốc độ lão hóa của xương khớp càng nhanh, chức năng hoạt động của sụn suy giảm, dịch nhờn ít khiến khớp khô và thoái hóa.
  • Người ít vận động: những người làm việc trong phân xưởng, văn phòng thường phải ngồi lâu ở một tư thế khiến cơ thể thiếu dưỡng chất. Việc bị hạn chế đi lại khiến khớp gối không được vận động thường xuyên lâu dần ổ khớp sẽ bị hạn chế và hoạt động kém hiệu quả.
  • Người thừa cân: theo khoa học chứng minh người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao gấp 5 lần người bình thường.
  • Người lao động nặng: việc thường xuyên mang vác các vật nặng làm tăng áp lực lên các ổ khớp. Lâu dần các khớp sẽ bị tổn thương dẫn tới khô khớp và thoái hóa.
  • Người có thói quen dùng chất kích thích: đối với những người có thói quen dùng rượu, bia, thuốc lá… thì dễ làm tổn hại đến lớp sụn bảo vệ.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: người phụ nữ trải qua quá trình mang thai và sinh con sẽ dẫn tới thiếu hụt chất ảnh hưởng tới xương khớp. Giai đoạn sau mãn kinh cơ thể nữ giới thiếu nội tiết tố nghiêm trọng nên quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Khô khớp thường gặp ở cả những người phụ nữ sau mãn kinh

Như vậy khô đa khớp là một căn bệnh được hình thành sau một quá trình dài bạn “lãng quên” các biểu hiện của cơ thể. Hãy chăm sóc sức khỏe mỗi ngày để có một hệ xương khớp chắc khỏe tận hưởng niềm vui mỗi ngày!

Bài viết liên quan