Phân biệt chứng khó thở thanh quản và hen, viêm phế quản ở trẻ em
Cẩm nang | by
Chứng khó thở thanh quản rất hay gặp ở trẻ em. Bệnh có hai cấp độ 1, 2 nhưng biểu hiện lại tương đối giống với khó thở viêm phế quản hay hen phế quản. Khó thở thanh quản có nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về căn bệnh này.
Khó thở thanh quản là gì?
Theo y văn, khó thở thanh quản được coi là một dạng cấp cứu hô hấp ở trẻ em. Khi gặp chứng bệnh này người bệnh sẽ có biểu hiện là khó thở do không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Khả năng tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán kịp thời.
Biểu hiện của chứng khó thở thanh quản
– Những biểu hiện chính:
- Khó thở khi hít vào, khó thở chậm;
- Nghe như có tiếng rít ở thanh quản;
- Co kéo cơ hô hấp ở ức và lồng ngực.
– Biểu hiện phụ:
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng;
- Sụn thanh quản nhô lên khi hít vào;
- Đầu gật gù khi thở, bệnh nhân thường có xu hướng ngửa đầu ra sau để hít vào;
- Có biểu hiện nhăn mặt và nở cánh mũi.
Khi đi cấp cứu, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ khó thở thanh quản ở 3 cấp độ để tiên lượng và ứng xử kịp thời.
– Khó thở thanh quản độ 1:
- Khàn tiếng và nghe như bị rè tiếng khi nói, khóc.
- Bệnh nhân có thể ho nhưng tiếng còn trong, chỉ hơi re;
- Biểu hiện khó thở khi hít vào chưa điển hình, rít thanh quản cũng còn nhẹ, co kép hô hấp cũng chưa rõ;
- Toàn thân vẫn bình thường.
– Khó thở thanh quản độ 2:
- Mất tiếng, nói không rõ từ;
- Tiếng ho nặng hơn;
- Tiếng rít thanh quản rõ, co kéo hô hấp mạnh;
- Bệnh nhân có biểu hiện kích thích, vật vã, lo sợ.
– Khó thở thanh quản độ 3:
- Mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói rất thều thào;
- Không ho được hoặc ho không thành tiếng;
- Biểu hiện toàn thân xuất hiện như người tím tái, hôn mê, vật vã, lờ đờ…
- Thiếu oxy trầm trọng, rối loạn nhịp thở.
Các cấp độ khó thở thanh quản biểu hiện mức độ nguy hiểm tăng dần. Nếu như bệnh nhân không được cấp cứu và xử lý kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong do thiếu oxy.
Nguyên nhân dẫn tới khó thở quản
Khó thở thanh quản là bệnh thường gặp ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng hay bị khó thở thanh quản nhất. Nguyên nhân chủ yếu là:
– Bị dị ứng dẫn tới phù nề;
– Do vi rút, vi khuẩn dẫn đến viêm thanh quản;
– Hóc dị vật;
– Liệt cơ mở thanh quản hai bên;
– Vết thương dẫn đến sẹo hẹp gây đụng giập;
– Do khối u (u nhú lành tính ở trẻ em, ung thư ở người lớn).
Phân biệt khó thở thanh quản và viêm, hen phế quản?
Phế quản là bộ phận ở giữa phổi và khí quản. Khi thời tiết thay đổi, môi trường sống bị ô nhiễm, vi khuẩn tấn công sẽ làm cho phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các đường ống dẫn khí co lại gây ra tình trạng khó thở, tức ngực, thở khò khè.
Hen phế quản là một bệnh mạn tính đường thở còn viêm phế quản chỉ là một dạng nhiễm trùng ở phổi cấp tính nên thời gian khỏi bệnh có thể chỉ kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Trong khi đó bệnh nhân hen phế quản có thể phải sống chung với tình trạng khó thở hen phế quản cả đời.
Hệ hô hấp
Để phân biệt giữa tình trạng khó thở thanh quản và hen hoặc viêm phế quản đều dựa trên những biểu hiện của bệnh nhân:
– Nếu như khó thở thanh quản sẽ làm cho các cơ ức và ngực bị co kéo, người bệnh có xu hướng ngửa cổ ra sau để hít vào, tiếng rít thanh quản rõ thì khó thở do hen phế quản và viêm phế quản lại nằm sâu bên trong, nghe như tiếng rít trong lồng ngực, cảm giác khò khè.
– Tiếng ho do khó thở thanh quản và hen, viêm phế quản cũng khác nhau: Một bên tiếng ho ồm ồm còn một bên là tiếng ho bình thường nhưng lại như muốn khạc và “tống khứ” chất kích thích ra khỏi lồng ngực.
– Bệnh nhân bị khó thở thanh quản sẽ có các biểu hiện toàn thân rất dễ nhận biết như tím tái, vật vờ, khàn tiếng và không nói được còn bệnh nhân viêm hoặc hen phế quản giọng nói vẫn bình thường.
Cách điều trị khó thở thanh quản ở trẻ em
Ngay khi bệnh nhân có các biểu hiện khó thở, khó nói, nói mất tiếng… cần phải đưa tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Trường hợp nặng nếu không được mở khí quản đúng lúc người bệnh có thể bị tử vong.
Mở khí quản là cách điều trị khó thở thanh quản ở cấp độ 2 , 3
Mở khí quản là cách điều trị khó thở thanh quản rộng rãi nhất, tuy nhiên bác sĩ sẽ dựa vào cấp độ nếu là khó thở cấp độ 2 , 3 thì mới tiến hành phương pháp này.
Còn đối với điều trị khó thở thanh quản cấp độ 1 thì chỉ cần dùng thuốc: chứa corticiod, calci uống hoặc tiêm, chườm nóng vùng cổ…
Không giống như bệnh viêm hoặc hen phế quản, khó thở thanh quản cần được phát hiện sớm và can thiệp bằng phương pháp y khoa mới nhanh chóng phục hồi.
Trên đây là những thông tin liên quan tới chứng khó thở thanh quản. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về sức khỏe của mình. Nếu còn băn khoăn thắc mắc vui lòng để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.