Ngủ dậy bị đau khớp háng khi nào bình thường và bất thường?
Cẩm nang | by
Chắc hẳn có rất nhiều người khi ngủ dậy bị đau khớp háng và cơn đau đó chỉ giảm dần khi chiều tối. Nhiều người tìm hiểu cách chữa trị nhưng một số khác thì vẫn còn rất chủ quan. Vậy tình trạng này khi nào được xem là bất thường, là nguy hiểm? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của chúng tôi để nắm được tình hình nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng. Nó có thể do yếu tố bệnh lý, cũng có thể do các vấn đề sinh lý xung quanh. Vì thế, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau, chúng ta mới có thể biết ngủ dậy bị đau khớp háng là bình thường hay bất thường.
Ngủ dậy bị đau khớp háng khi nào là bình thường?
Các nguyên nhân đau khớp háng sau được xem là bình thường, các bạn không cần quá lo lắng bởi chúng ta có thể biết trước và kiểm soát được:
– Sai tư thế: Cụ thể như thói quen đi lại, ngồi hoặc nằm không đúng tư thế thường sẽ gặp phải tình trạng đau khớp háng.
– Vận động nặng: Khớp háng là nơi nâng đỡ nửa thân trên của cơ thể nên chịu áp lực về trọng lượng khá lớn. Nếu mang vác nặng cũng sẽ dễ gây tổn thương khớp làm sưng viêm, đau nhức, giảm khả năng vận động.
Phụ nữ mang thai không chỉ ngủ dậy bị đau khớp háng mà có thể đau bất cứ lúc nào
– Phụ nữ mang thai cũng thường đau khớp háng ở tháng cuối thai kỳ do tử cung giãn nở gây chèn ép xương chậu và khớp háng. Cộng với đó là sự thay đổi của hormone khiến cơn đau càng nghiêm trọng.
– Cuối cùng, chấn thương là nguyên nhân bình thường khiến khớp háng bị đau mà ai cũng có thể biết trước.
Nguyên nhân ngủ dậy bị đau khớp háng kể trên là những nguyên nhân chúng ta có thể lường trước được và nó được xem là tình trạng đau bình thường. Vậy khi nào đau khớp háng là bất thường mỗi sáng thức dậy? Nó là nguyên nhân liên quan đến bệnh lý các bạn có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Ngủ dậy bị đau khớp háng khi nào là bất thường?
Các nguyên nhân kể trên là đau khớp háng bình thường, có thể khắc phục giảm đau ngay hoặc qua một thời gian sẽ tự khỏi. Còn ngủ dậy bị đau khớp háng do bệnh lý sẽ nguy hiểm hơn và nó cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số bệnh lý gây đau khớp háng như: thoái hóa khớp háng, loãng xương, khô khớp háng, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp, hoại tử chỏm xương đùi,….
Tình trạng đau do bệnh lý nghiêm trọng sẽ gây ra hệ lụy như teo cơ khớp háng, khó đi lại, thậm chí bại liệt. Vì thế, các bạn không nên chủ quan mà hãy theo dõi các dấu hiệu đau khớp háng bất thường dưới đây:
Khớp háng sưng nóng đỏ
- Đau nhức, sưng nóng ở khớp háng
- Cứng khớp và tê bì, giảm khả năng vận động
- Đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi và hông, tăng lên khi cử động
- Buổi sáng ngủ dậy bị đau khớp háng dữ dội nhưng đau giảm dần vào chiều tối
- Khi vận động, cơ đau xuất hiện thường xuyên và dữ dội
- Đau khi thay đổi thời tiết
- Đau nhiều, đau liên tục ngay cả khi không vận động
- Khớp khô cứng, vận động khó khăn hơn
- Xoay người, gập người khó khăn bởi cơ bắp quanh háng teo nhỏ
Cần làm gì khi ngủ dậy bị đau khớp háng?
Khi bị đau khớp háng, chúng ta đều muốn tìm cách giảm đau nhanh nhất. Trừ việc tiêm hoặc uống thuốc giảm đau thì ít có cách nào có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là nếu lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến gan thận về sau. Vì thế, người bệnh cần đi khám và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Để cải thiện tình trạng thì cần khắc phục ngay từ trong thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
Chế độ ăn nhiều rau xanh là rất quan trọng
– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tránh những thói quen sinh hoạt hàng ngày gây tổn thương khớp háng như mang vác nặng, tư thế đi đứng, nằm, ngồi, tránh leo cầu thang, không đi bộ quá dài hoặc chơi thể thao mạnh như tennis, cầu lông,…
– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp: Việc giảm cân, giảm lượng mỡ thừa sẽ đồng thời làm giảm áp lực của cơ thể lên khớp háng, giảm đau, và vận động linh hoạt, nhẹ nhàng, dễ dàng hơn.
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng protein, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thay vào đó là các loại cá biển giàu omega-3, rau có màu xanh và các loại trái cây màu đỏ, cam,…
– Trong trường hợp đau quá có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen… giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau lâu dài là không nên mà cần phải sử dụng sản phẩm bổ trợ giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên chẳng hạn như viên uống Zbone. Để tìm hiểu kĩ hơn về Zbone, các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website chính thống: Zbone.com.vn.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đi khám khớp háng khi gặp phải các triệu chứng bất thường. Và sau đây là một số gợi ý cho các bạn lựa chọn phòng khám tốt nhất: https://thongkhikhang.com/kham-khop-hang-nen-lua-chon-phong-kham-tu-nhu-the-nao/
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về viện ngủ dậy bị đau khớp háng như thế nào là bình thường và bất thường. Có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận để được hỗ trợ giải đáo nhé!