Phác đồ hướng dẫn điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào?

Cẩm nang | by Thông Khí Khang

COPD là một căn bệnh nguy hiểm đang có chiều hướng gia tăng tỷ lệ mắc trong xã hội, vì thế phác đồ điều trị COPD của Bộ Y tế đã sớm được đưa ra. Đây có thể được xem là bản hướng dẫn rất chi tiết về cách chẩn đoán và hỗ trợ điều trị để giúp người bệnh COPD sớm quay lại với đời sống thường ngày cũng như các hoạt động của cộng đồng.

Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào?

Định hướng điều trị bệnh COPD như thế nào?

– Trước khi tìm hiểu về điều trị bệnh COPD như thế nào cần phải xác định trước đây là một bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, cho dù có sử dụng phác đồ điều trị nào đi chăng nữa.

– Phát hiện và điều trị COPD càng sớm càng tốt. Đi khám khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như khó thở, ho nhiều là cách tốt nhất. Đặc biệt những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc rất dễ mắc COPD, do đó lại càng cần đi thăm khám thường xuyên.

– Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế đóng vai trò định hướng, là kim chỉ nam cho quá trình điều trị cụ thể với từng bệnh nhân. Quá trình điều trị thường kéo dài nhiều năm sau khi phát hiện ra bệnh.

Vậy phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế như thế nào? Chúng ta hãy cùng tiếp tục dõi theo bài viết.

Tóm tắt phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế

Việc điều trị bệnh COPD như thế nào phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán và thăm khám ban đầu. Vì vậy cho dù là cùng một bệnh nhưng bác sĩ sẽ cần xây dựng từng phác đồ điều trị riêng biệt cho từng bệnh nhân khác nhau.

Phác đồ điều trị bệnh COPD giai đoạn ổn định của Bộ Y tế

– Biện pháp điều trị chung bệnh COPD:

  • Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc, bụi bẩn, khí độc.
  • Nếu bệnh nhân đang hút thuốc thì cần cai gấp. Bác sĩ sẽ giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình cai nghiện này bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Cai thuốc (thuốc lá, thuốc lào) cần được thực hiện gấp khi điều trị COPD

  • Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để làm giảm các đợt cấp nặng và nguy cơ tử vong.
  • Phục hồi chức năng hô hấp.
  • Phối hợp vệ sinh và điều trị các bệnh tai mũi họng (nếu có), giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ và ngực, điều trị các bệnh đồng mắc nếu có.

– Sử dụng thuốc trong Phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế: Thuốc giãn phế quản đường phun hít hoặc khí dung, liều lượng và đường dùng tùy vào tình trạng của bệnh nhân.

– Thở oxy dài hạn tại nhà:

  • Mục đích để làm giảm khó thở, giảm công hô hấp, giảm tình trạng tăng áp động mạch phổi và tỷ lệ tâm phế mạn.
  • Chỉ định cho những bệnh nhân COPD có suy hô hấp mạn tính, thiếu oxy máu.

– Thở máy không xâm nhập: Dùng trong đợt cấp để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.

– Theo dõi bệnh nhân: Tái khám 1 tháng 1 lần theo định kỳ để theo dõi chức năng hô hấp, kết hợp một số thăm dò để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng và các bệnh đồng mắc phối hợp.

Phác đồ điều trị đợt cấp COPD của Bộ Y tế

– Cho bệnh nhân nhập viện khi có các triệu chứng:

  • Khó thở, rối loạn ý thức, độ bão hòa oxy giảm.
  • Suy hô hấp.
  • Khởi phát triệu chứng xanh tím, phù ngoại vi.
  • Các bệnh đồng mắc trở nên nặng hơn.
  • Đợt cấp COPD thất bại với điều trị ban đầu.
  • Thiếu nguồn lực hỗ trợ tại nhà.

– Điều trị đợt cấp COPD mức độ nhẹ theo phác đồ của Bộ Y tế:

  • Bổ sung thuốc giãn phế quản.
  • Với bệnh nhân có thở oxy tại nhà: thở oxy 1-3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90-92%.
  • Điều chỉnh áp lực với bệnh nhân có thở máy không xâm nhập tại nhà.
  • Dùng sớm thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài.– Điều trị cụ thể từng đợt cấp mức độ trung bình của COPD tại bệnh viện cấp huyện hoặc tỉnh:
  • Điều trị như đợt cấp mức độ nhẹ.
  • Chỉ định thêm kháng sinh khi bệnh bệnh nhân có chẩn đoán đợt cấp Anthonisen mức độ nặng hoặc trung bình.
  • Thêm corticoid uống, hoặc tĩnh mạch.
  • Điều trị cụ thể bằng Corticoid và kháng sinh.

– Điều trị bệnh COPD đợt cấp mức độ nặng tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc các cơ sở y tế có nguồn lực thích hợp:

  • Tiếp tục các biện pháp điều trị sẵn có.
  • Thở oxy 1 – 2 lít/phút sao cho SpO2 đạt 90 – 92% và điều chỉnh liều oxy theo khí máu động mạch.
  • Khí dung thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic hoặc dạng kết hợp cường beta 2 adrenergic với kháng cholinergic.
  • Nếu không đáp ứng với các thuốc khí dung thì dùng salbutamol, terbutaline truyền tĩnh mạch với liều 0,5 – 2mg/giờ, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân. Truyền bằng bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch.
  • Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch. Thời gian dùng thông thường không quá 5-7 ngày.
  • Dùng kháng sinh.

Điều trị các bệnh đồng mắc trong phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế

Khi mắc COPD, bệnh nhân thường đồng thời mắc thêm nhiều bệnh khác, gọi là bệnh đồng mắc. Những bệnh này làm ảnh hưởng đến biểu hiện và tiên lượng của bệnh nhân, hay nói cách khác là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy trong quá trình điều trị COPD, bác sĩ cần quan tâm đến việc điều trị các bệnh đồng mắc, bao gồm:

– Bệnh tim mạch:

  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Bệnh tim thiếu máu
  • Loạn nhịp tim
  • Bệnh mạch máu ngoại biên

– Bệnh hô hấp:

  • Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
  • Ung thư phổi
  • Giãn phế quản
  • Lao phổi

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

– Hội chứng chuyển hóa và tiểu đường

– Loãng xương

– Lo âu và trầm cảm

Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh COPD

Đây là một can thiệp toàn diện, bao gồm tập vận động, giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi để cải thiện tình trạng thể chất và tâm lý của người bệnh cũng như khuyến khích tuân thủ điều trị lâu dài.

Các biện pháp phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ trong phác đồ điều trị bệnh COPD của Bộ Y tế sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng các hoạt động thể chất trong xã hội đời sống hàng ngày.

Tuy nhiên các trường hợp chỉ định và chống chỉ định sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Phác đồ điều trị bệnh COPD là một quá trình kéo dài, trong đó cần có sự phối hợp giữa cả bác sĩ và bệnh nhân. Nếu định hướng đúng và tuân thủ đúng phác đồ, người bệnh có thể có một cuộc sống bình thường kéo dài nhiều năm kể từ khi phát hiện ra bệnh. Nhưng trên hơn hết, hãy tránh xa khói thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.

Bài viết liên quan