Thuốc chữa phổi tắc nghẽn: Tây y hay Đông y tốt hơn?
Cẩm nang | by
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người tử vong vì biến chứng của COPD. Điều này thể hiện sự cần thiết của việc sử dụng các loại thuốc chữa phổi tắc nghẽn trong điều trị bệnh.
Chữa bệnh phổi tắc nghẽn: Khi nào cần dùng thuốc?
Phổi tắc nghẽn (COPD) là một bệnh mạn tính nguy hiểm, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân COPD có thể tử vong đột ngột sau vài năm phát bệnh vì suy hô hấp nặng.
COPD diễn tiến âm thầm, đa số các trường hợp chỉ phát hiện ra bệnh khi bị ho, khó thở kéo dài. Thật đáng tiếc là lúc này, bệnh tình đã nặng.
Sử dụng thuốc chữa phổi tắc nghẽn là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp, dùng càng sớm thì càng có lợi cho người bệnh. Mặc dù hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn, nhưng nó cũng giúp ích đáng kể trong việc kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng xảy ra.
Thuốc nào được sử dụng để chữa bệnh phổi tắc nghẽn?
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác nhau, nhưng tất cả đều phải được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều thủ tục thăm khám, xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Thuốc Tây y trong chữa bệnh phổi tắc nghẽn
– Nhóm thuốc kháng sinh chữa phổi tắc nghẽn:
- Thuốc chữa phổi tắc nghẽn trong đợt bùng phát: kháng sinh nhóm cephalosporin, gentamyxin.
- Thuốc điều trị triệu chứng: thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản.
- Thuốc chữa COPD trong trường hợp khó thở nặng: khí dung, diaphylin, cocticoid , thuốc long đờm.
- Thuốc chữa phổi tắc nghẽn mãn tính trong trường hợp có tâm phế mạn: dùng các loại thuốc điều trị suy tim.
Thuốc Tây được dùng để khắc phục các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn
– Nhóm thuốc kích thích Beta 2: Có tác dụng kéo giãn cơ trơn phế quản, làm giảm triệu chứng, đặc biệt là khó thở.
- Thuốc có tác dụng ngắn sau 5 – 15 phút sử dụng: terbutaline, albuterol, metaproterenol, pirbuterol.
- Thuốc có tác dụng dài sau 15 – 30 phút sử dụng: salmeterol dạng hít, albuterol phóng thích chậm.
– Thuốc anticholinergic: Có tác dụng sau 30 – 60 phút sử dụng. Thuốc này sử dụng để giảm kích thích hệ thống thần kinh mô cơ trơn, thường được chỉ định trong các bệnh đường tiêu hóa và bệnh hen, khó thở.
– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn theophylline có tác dụng giãn phế quản, tăng thông khí.
– Nhóm thuốc glucocorticoid có tác dụng giảm đáp ứng của hệ miễn dịch, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Thuốc được dùng để chữa bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn 3.
– Thuốc ức chế alpha 1-antitrypsin: Có tác dụng ức chế elastase bạch cầu, được chỉ định với bệnh nhân trên 18 tuổi.
Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân nên bỏ thuốc lá và ăn kiêng theo lời khuyên của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, thuốc chữa phổi tắc nghẽn không cho thấy hiệu quả rõ rệt thì có thể phải phẫu thuật.
Khi thuốc không cho hiệu quả và bệnh ngày một nặng, bệnh nhân COPD có thể phải phẫu thuật
Thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bên cạnh thuốc Tây y hiện đại thì thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng là một hướng đi đáng được lưu ý hiện nay, nhất là trong trường hợp phải sử dụng thuốc liên tục trong một thời gian dài.
Trong y học cổ truyền, bệnh phổi tắc nghẽn COPD được phân chia thành nhiều thể, với mỗi thể sẽ có một bài thuốc điều trị khác nhau.
– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể phế khí hư:
- Triệu chứng: Ho nhiều, thở khó, sợ gió.
- Bài thuốc: hoàng kỳ, phục linh mỗi vị 30g; khoản đông hoa, tang bạch bì, thiên môn, nhân sâm, tử uyển, trần bì, mạch môn, bán hạ, đương qui, thanh bì, cát cánh, lá nhót, xuyên khung, bối mẫu, ngũ vị mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể thận âm hư:
- Triệu chứng: Ho nhiều, ra mồ hôi trộm.
- Bài thuốc: 24g thục địa, hoài sơn, sơn thù mỗi vị 12g; ngũ vị, ngưu tất, nhân sâm mỗi vị 10g, đan bì, bạch linh, trạch tả mỗi vị 9g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc Đông y chữa bệnh phổi tắc nghẽn theo từng thể khác nhau
– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể khí hư:
- Triệu chứng: Ho nhiều, đau lưng, khó thở, sắc mặt nhợt nhạt.
- Bài thuốc: nhân sâm, tắc kè mỗi vị 10g đem tán bột, uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
– Thuốc chữa phổi tắc nghẽn thể ứ trệ:
- Triệu chứng: Đau ngực, khó thở, thở dốc.
- Bài thuốc: sinh địa 12g, xích thược, đương qui, hồng hoa, đào nhân mỗi vị 9g; cát cánh, xuyên khung, sài hồ, ngưu tất, chỉ sác, huyết kiệt mỗi vị 6g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Thông tin về các bài thuốc chỉ mang tính tham khảo, không được tự ý bốc và sử dụng.
Thuốc Tây y hay Đông y chữa phổi tắc nghẽn tốt hơn?
Phổi tắc nghẽn là bệnh mạn tính, phải sử dụng thuốc trong một thời gian rất dài, đôi khi là suốt đời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Bệnh nhân COPD nếu được điều trị đúng hướng có thể sống khỏe mạnh trong rất nhiều năm sau khi phát hiện bệnh.
Chữa phổi tắc nghẽn bằng thuốc Tây y được chỉ định theo từng đợt bùng phát của bệnh, tuy nhiên suy cho cùng đều là điều trị triệu chứng, tức phần ngọn của bệnh. Tưởng tượng nếu COPD là một đám cỏ thì sử dụng thuốc Tây chính là phương pháp cắt ngọn cỏ bên trên. Sau đó một thời gian, cỏ nhất định sẽ mọc lại tươi tốt.
Vì vậy, ưu điểm của thuốc chữa phổi tắc nghẽn theo Tây y chính là khả năng khắc phục triệu chứng tức thời rất nhanh, thích hợp với những đợt bệnh bùng phát cần điều trị ngay tức khắc. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài, đây lại không phải là cách tốt nhất vì tiêu tốn khá nhiều chi phí, công sức. Hơn nữa, dùng nhiều thuốc Tây còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, tích nước, nhờn thuốc.
Cũng là đám cỏ đó, nhưng nếu áp dụng theo phương pháp của Đông y thì sẽ làm đất trở nên khô cằn, cây cỏ chết dần và hạt rơi xuống cũng không thể nảy mầm, phát triển được. Đây chính là tiêu diệt bằng cách loại bỏ môi trường sinh sống.
Bởi vậy, ưu điểm của thuốc chữa phổi tắc nghẽn theo Đông y chính là đánh sâu vào căn nguyên – phần rễ của bệnh, cải thiện cơ địa, làm tăng sức đề kháng chứ không đơn thuần là giải quyết triệu chứng – phần ngọn ở bên trên. Trường hợp các triệu chứng quá nặng, thầy thuốc có thể chỉ định thuyên giảm phần ngọn trước, sau đó mới đánh sâu vào phần gốc hoặc kết hợp cả hai.
Đa phần mọi người đều cho rằng với điều trị những bệnh mạn tính cần phải theo đuổi nhiều năm, sử dụng thuốc Đông y vẫn có nhiều lợi thế hơn so với Tây y, mặc dù người bệnh có thể phải mất công sắc uống.
Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, Đông y cũng ít khi gây ra tác dụng phụ nếu được bốc đúng loại thuốc.