Tìm hiểu: Các loại thuốc đặc trị bệnh hen phế quản hiệu quả
Cẩm nang | by
Hen phế quản nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy có những loại thuốc nào đặc trị hen phế quản? Người bệnh có nên tự chữa hen phế quản tại nhà không? Cùng Thongkhikhang tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Vì sao phải sử dụng thuốc đặc trị hen phế quản?
Hen phế quản là một bệnh mạn tính đường thở, có thể do dị ứng nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, do di truyền hoặc ảnh hưởng từ thời tiết. Bệnh dẫn đến các triệu chứng: ngứa mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở….
Các cơn hen phế quản bùng phát ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu không kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Việc sử dụng thuốc chữa trị bệnh hen phế quản để kiểm soát bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm là điều cần thiết.
Các loại thuốc đặc trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể điều trị bằng thuốc Đông y hoặc Tây y.
Thuốc đặc trị bệnh hen phế quản bằng Đông y
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ kê các bài thuốc khác nhau. Có 4 thể bệnh chủ yếu, ứng với 4 bài thuốc:
– Thể Lãnh háo: Bài thuốc Nam Xạ can ma hoàng thang hoặc Tô tử giáng khí thang kết hợp với châm cứu.
– Nhiệt háo: Bài thuốc Nam Định suyễn thang kết hợp châm cứu.
– Thực suyễn: Bài thuốc Nam Định suyễn thang hoặc Tam ao thang.
– Hư suyễn: Bài thuốc Nam Sinh mạch tán gia vị kết hợp với châm cứu.
Các bài thuốc Đông y kết hợp châm cứu đặc trị bệnh hen phế quản
Ưu điểm của thuốc chữa trị bệnh hen phế quản bằng Đông y:
- Giúp điều trị sâu vào căn nguyên của bệnh và bồi bổ tâm can, phòng ngừa bệnh tái phát, ngay cả khi dừng thuốc.
- Cho hiệu quả lâu dài, loại bỏ các triệu chứng khó chịu khi bị hen phế quản.
- Chi phí khi chữa trị hen phế quản bằng thuốc Đông y cũng rẻ hơn so với Tây y.
Nhược điểm khi dùng thuốc Đông y chữa trị bệnh hen phế quản:
- Sử dụng thuốc Đông y đặc trị bệnh hen phế quản cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
- Hơn nữa, thuốc Đông y chỉ cho hiệu quả cao khi bệnh ở mức độ nhẹ, mới chớm. Khi bệnh tình nặng hơn, cần có sự can thiệp của Tây y để đầy lùi bệnh nhanh chóng hoặc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp.
Thuốc Tây y chữa trị hen phế quản
Thuốc Tây y đặc trị bệnh hen phế quản bao gồm 2 nhóm chính: Nhóm chống viêm do dị ứng và các thuốc dùng để lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí:
– Nhóm chống viêm: Chủ yếu là các chế phẩm corticoid. Trong lâm sàng thường sử dụng corticoid đường toàn thân như cortancyl, prednison, prednisolon, solumédrol (uống hoặc tiêm liều cao từ 2-10mg/kg/24 giờ) để khống chế cơn hen phế quản, nhất là cơn hen nặng và hen ác tính.
Tuy nhiên, do sử dụng thuốc này làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đăc biệt là khi phải sử dụng lâu dài ở trẻ nhỏ. Vì vậy, những năm gần đây, người ta đã sản xuất được các chế phẩm corticoid dạng hít đơn thuần như béclomethason dipropionat (bécotid), budéssonid (pulmicort), fluticason (flexotid)… nhằm giảm tối đa tác dụng phụ (nhịp tim nhanh, run chân tay…)
Ngoài ra, còn có 1 số loại thuốc kháng viêm khác như: cromoglycate (lomudal), nedocromil (tilade), các thuốc ức chế thụ thể histamin H1 và ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu như ketotifen (zaditen)…
Thuốc Tây y chữa trị hen phế quản
– Nhóm lập lại sự lưu thông của đường dẫn khí bằng cách chống co thắt hệ thống phế quản nhỏ gồm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Các thuốc kích thích thụ thể b2 (làm tăng tổng hợp AMP vòng, gây giãn phế quản) bao gồm các thuốc đặc trị bệnh hen phế quản như: terbutalin (bricanyl) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch và albuterol (ventolin, salbutamol) dạng uống (viên, xi-rô) hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Nhóm 2: Các thuốc nhóm methyl xanthin (theophylin và aminophylin) gây giãn phế quản mạnh do ức chế dị hóa MP vòng qua cơ chế ức chế men phosphodiesteras.
Nhóm 3: Các thuốc làm giãn phế quản do ức chế guanosin mono-phosphat vòng (GMPc) như các thuốc thuộc nhóm kháng cholin đơn thuần như oxitropium bromure (tersigat) hay ipratropium bromure (atrovent) hoặc phối hợp với các thuốc kích thích thụ thể b2 như bronchodual (gồm fenoterol và ipratropium).
Ưu điểm của các loại thuốc đặc trị bệnh hen phế quản bằng Tây y:
- Cho hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát kịp thời các cơn hen phế quản.
- Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do hen phế quản gây nên, giúp người bệnh giảm ho, dễ thở hơn.
Nhược điểm của các loại thuốc Tây y khi chữa trị bệnh hen phế quản:
- Giá thành cao.
- Sử dụng thuốc Tây y chữa trị bệnh hen phế quản có thể dẫn đến 1 số tác dụng phụ: táo bón, hại gan thận, khô miệng….
Lưu ý: Thông tin về các loại thuốc đặc trị bệnh hen phế quản phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Dù là Đông hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc để chữa bệnh hen phế quản tại nhà.