Hậu quả khôn lường từ bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Cẩm nang | by Thông Khí Khang

Mỗi năm, các bệnh viện phải tiếp nhận vô số các ca bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn. Mặc dù là một bệnh “quen mặt”, song còn nhiều người còn chưa lường hết được những hậu quả mà nó gây ra.

Khi nào viêm phế quản ở người lớn bị coi là mãn tính?

Viêm phế quản được đặc trưng bởi những cơn ho, khạc đờm và tức ngực khó thở. Khi các triệu chứng này kéo dài liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất 2 năm liền nhau thì có thể sẽ bị tính là bị viêm phế quản mãn tính (hay mạn tính).

Tất nhiên, trước khi kết luận bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đo chức năng đường hô hấp (thông khí phổi), chụp Xquang phổi… để loại trừ các trường hợp người bệnh mắc lao phổi, giãn phế quản, hen phế quản, suy tim, ung thư phế quản.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn có mối liên hệ chặt chẽ với thuốc lá. Ước tính khoảng 90% bệnh nhân có hút thuốc. Bệnh thường phát ra sau tuổi 50, khi mà phổi, phế quản và các cơ quan khác của cơ thể đã bị chất độc từ thuốc lá tàn phá nặng nề.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn có mối liên hệ chặt chẽ với thuốc lá

Những hậu quả khôn lường từ bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Theo thống kê từ các năm cuối của thế kỷ XX, tỷ lệ mắc viêm phế quản mãn tính ở người lớn là 3 – 18,8% dân số tại các khu công nghiệp. Thống kê trong khoảng từ năm 1981 – 1983 tại Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai, số người vào điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính chiếm tới 12,1% trong tổng số các bệnh về phổi.

Viêm phế quản mãn tính ở người lớn có thể phục hồi nếu được điều trị tích cực. Ở giai đoạn đầu khi đã chuyển sang mãn tính, người bệnh chỉ có các biểu hiện ho, khạc đờm đơn thuần. Thế nhưng càng để lâu không điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường khác.

– Dễ chuyển sang viêm phế quản mãn tính đã có bội nhiễm: Trong một ngày, một người lớn có thể khạc ra đến 100ml đờm hoặc nhiều hơn thế. Các cơn ho, khó thở thi nhau kéo đến không ngừng nghỉ. Tình trạng này không chỉ khiến bản thân người bệnh kiệt sức mà những người xung quanh cũng vô cùng sốt ruột, mệt mỏi.

Thử hỏi một người lớn có thể có một cuộc sống và công việc bình thường nếu như cứ bị những triệu chứng đó hành hạ hết ngày này qua ngày khác hay không?

– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là hậu quả khó tránh: Tình trạng này gặp khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mãn tính tắc nghẽn. Nó khiến cho niêm mạc phế quản bị phù nề, tăng tiết nhiều, các cơn khó thở vì thế cũng tăng dần và kéo dài hơn.

– Khốn khổ với giai đoạn viêm phế quản mãn tính nhầy mủ: Người bệnh liên tục ho, khạc đờm dữ dội, sốt cao, cơ thể cực kỳ mệt mỏi, sụt cân, buồn ngủ.

– Các biến chứng đi kèm khác: Bội nhiễm phổi, giãn phế nang, tâm phế mạn, khí phế thũng.

– Tử vong: Viêm phế quản mãn tính ở người lớn có thể gây tử vong với tỷ lệ 33 – 68% tính trên tổng số các ca nhập viện điều trị (thống kê ở Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1981 – 1983). Trong đó phần lớn là tử vong do hậu quả suy hô hấp cấp và suy tim.

Ở giai đoạn viêm phế quản mãn tính đã có bội nhiễm, nếu được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, bệnh hoàn toàn có thể khỏi được. Để tìm hiểu về hướng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn, Thongkhikhang kính mời bạn đọc theo dõi bài viết Điều trị hiệu quả bệnh viêm phế quản mãn tính.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe nói chung và các bệnh hô hấp nói riêng, bạn đọc đừng ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận ngay phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi lại sớm nhất có thể!

Bài viết liên quan