Tìm hiểu: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào?
Cẩm nang | by
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là biến chứng của viêm tiểu phế quản. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị như thế nào? Cùng Thongkhikhang tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Chúng ta cần hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên và dưới. Bệnh chủ yếu do virus Respiratoire Syncytial gây ra khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh và mùa mưa. Triệu chứng thường gặp là: ho khan, ho có đờm, sốt, đau đầu, mệt mỏi…
Nếu bệnh viêm tiểu phế quản lâu ngày không được điều trị sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây ra hiện tượng bội nhiễm. Tức là niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, do vi khuẩn hoặc virus tấn công. Các vi khuẩn dễ gây ra tình trạng bội nhiễm nhất là: Heamophilus influenzae; Moraxella catarrhalis, liên cầu, phế cầu. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.
Triệu chứng của viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng gần tương tự như viêm tiểu phế quản nhưng ở mức độ nặng hơn:
- Người bệnh bị sổ mũi, nghẹt mũi.
- Ho, sốt.
- Khó thở, thở khò khè.
- Người mệt mỏi, chậm chạp, có thể bị nôn.
- Viêm tai (viêm tai giữa) ở trẻ sơ sinh.
- Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị hôn mê, da dẻ tím tái.
Những biến chứng khó lường của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Viêm tiểu phế quản không chữa sẽ dẫn đến viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nếu tiếp tục kéo dài sẽ càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Các con số dưới đây có thể sẽ khiến nhiều người giật mình:
- 79% ca bệnh tử vong thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đặc biệt là những đối tượng mắc bệnh mãn tính, chức năng tim, phổi bị suy giảm, khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm sẽ biến chứng nhanh chóng và dẫn đến tử vong.
- 62 – 100% trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm nặng có biến chứng xẹp phổi thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- 0 – 6% trẻ bị tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
- 30% người mắc viêm phế quản bội nhiễm có thể dẫn đến hen phế quản sau này.
- Ngoài ra, viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng sẽ dẫn đến 1 số biến chứng nguy hiểm khác như: mất nước, co giật, rối loạn nhịp tim, ngưng thở….
Vậy điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm như thế nào?
– Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh, thường là sau khi viêm tiểu phế quản lâu ngày không được điều trị, người bệnh nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để điều trị dứt điểm.
– Tương tự như điều trị viêm tiểu phế quản, khi viêm tiểu phế quản đã có bội nhiễm cũng cần được điều trị triệu chứng, cung cấp nước – điện giải – dinh dưỡng và đảm bảo cơ thể có đủ oxy tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
– Ngoài ra, khi thấy các triệu chứng nặng hơn như khó thở nhiều, thở gấp, buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu… thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp. Người bệnh có thể sẽ được kê thuốc kháng sinh hoặc sử dụng ephalosporin thế hệ thứ ba, flouquinolin hay thuốc long đờm…
– Các loại thuốc co thắt phế quản như salbutamol dạng uống hay dạng xịt cũng có hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm tái phát.
Làm gì để phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm?
– Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, tốt nhất nên điều trị dứt điểm viêm tiểu phế quản.
– Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa môi trường khói bụi độc hại, khói thuốc lá.
– Đặc biệt, để phòng ngừa viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ nhỏ, cần tăng cường sức đề kháng cho bé. Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.
– Giữ ẩm không khí, đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh nấm mốc, mùi khó chịu.
– Kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không ngắt quãng giữa chừng cũng như tùy tiện đổi thuốc.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp độc giả hiểu thêm về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.